logo
  • Đời Sống
  • Giáo Dục
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Công Nghệ
  • Du Lịch
  • Sức Khỏe
  • Khác
    • Ảnh Đẹp
    • Lifestyles
    • Xe
    • Giải Trí
    • Tiêu Dùng
No Result
View All Result
  • Đời Sống
  • Giáo Dục
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Công Nghệ
  • Du Lịch
  • Sức Khỏe
  • Khác
    • Ảnh Đẹp
    • Lifestyles
    • Xe
    • Giải Trí
    • Tiêu Dùng
No Result
View All Result
logo
No Result
View All Result
Home Blog Đời Sống LifeStyle

Bài viết SEO: Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Blogger Ánh Hương đã chia sẻ bài viết SEO Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi tại Báo Mới 365 có nội dung Đổi sếp, đồng nghiệp và môi trường làm việc không khiến người ...


Ánh Hương by Ánh Hương
15/06/2022
in Blog Đời Sống LifeStyle
A A
0

Bài liên quan

Bữa cơm gia đình đầu tiên sau 2 năm dịch Covid-19

Mang phong cách khách sạn hạng sang vào nhà

Trẻ nói ngọng có phải do dính thắng lưỡi không?

ads ads ads

Đổi sếp, đồng nghiệp và môi trường làm việc không khiến người lao động bớt áp lực hơn chỗ làm cũ.

Anthony Klotz, nhà tâm lý học tổ chức và giáo sư tại Đại học Texas A&M, Mỹ đã nhắc về cụm từ “trào lưu nhảy việc vĩ đại” để mô tả về làn sóng bỏ việc sau đại dịch hồi tháng 5/2021, diễn ra tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Limeade, tổ chức chuyên nghiên cứu và cải thiện hạnh phúc của nhân viên, khảo sát 1.000 lao động Mỹ có việc mới vào năm 2021 để xem xét lý do tại sao bỏ việc. 40% người được hỏi quyết định nghỉ bởi cảm giác kiệt sức, đặc biệt đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng kiệt sức trong 20 tháng qua.

Cuộc khảo sát Gen Z và Gen Y năm 2022 của hãng kiểm toán – tư vấn toàn cầu Deloitte Global cho biết, kiệt quệ về sức lực và tinh thần là lý do hàng đầu khiến người trẻ nghỉ việc hàng loạt. Trong đó, 40% Gen Z (từ 19 đến 24 tuổi) và 24% Gen Y (từ 28 đến 39 tuổi) muốn nhảy việc trong hai năm qua.

Nhiều lao động trẻ quyết định nghỉ việc để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Freepik.

Nhiều lao động trẻ quyết định nghỉ việc để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Freepik.

“Tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục diễn ra, buộc nhân viên phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, cản trở sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, tiến sĩ Natalie Baumgartner, nhà tâm lý học và chuyên gia hành vi tại nơi làm việc, nói. Trước thực tế trên, thế hệ trẻ hy vọng có thể tìm thấy nền văn hóa công sở ở chỗ làm mới phù hợp hơn, giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức hiện tại.

Nhưng nhảy việc có thực sự là giải pháp tốt nhất? Giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Cornell, Mỹ Vanessa Bohns, cho rằng hành động này không giúp ích nhiều như mọi người vẫn nghĩ.

“Nhiều người nói rời bỏ công việc hiện tại là cách duy nhất để thoát khỏi căng thẳng, mệt mỏi nhưng bạn cần cân nhắc kỹ về nguyên nhân cũng như định hướng tương lai”, giáo sư Vanessa nói.

Kiệt sức bắt nguồn từ lịch trình làm việc căng thẳng, kéo dài, không được nghỉ phép hoặc như kỳ vọng ban đầu. Nhiều nhân viên phải ưu tiên công việc hơn cuộc sống riêng tư và bắt đầu cho rằng nghỉ việc sẽ giảm áp lực.

Nhưng nhóm người này sớm rơi vào tình cảnh tương tự khi nảy sinh áp lực, mệt mỏi ở môi trường mới. “Bỏ cuộc lúc nào cũng dễ dàng hơn vượt qua khó khăn. Bất kỳ bạn làm ngành gì, công việc nào vẫn luôn có một kịch bản chung. Công ty của bạn ở đâu? Những yêu cầu công việc cần thực hiện là gì? Bạn định chăm sóc bản thân ra sao?… là những câu hỏi tôi thường đặt ra với khách hàng. Chúng giá trị hơn việc hỏi họ có muốn nghỉ việc không”, bác sĩ Gisbert-Tay nói.

Thay vì coi các dấu hiệu kiệt sức là tín hiệu để nhảy việc, chuyên gia khuyên nhân viên cân nhắc các giải pháp khắc phục, trước thực trạng nhiều lao động có cái nhìn tiêu cực quá mức về việc làm thời hậu đại dịch.

Natalie Baumgartner, nhà tâm lý học và chuyên gia hành vi tại nơi làm việc nhấn mạnh, lao động trẻ cần lên tiếng, đấu tranh cho quyền lợi thay vì tự làm khó bản thân và rút lui.

“Các nhân viên vẫn có thể rời đi, nhưng không được đánh giá thấp một công ty biết lắng nghe, nhận ra sai lầm và khắc phục để cải thiện những điểm không vừa lòng của người lao động”, bà Vanessa nói.

Để đối phó với cảm giác quá tải trong công việc, bác sĩ Gisbert Tay khuyên lao động trẻ nên dành thời gian chăm sóc bản thân. Khi bị kiệt sức nên chủ động nghỉ phép và sử dụng thời gian đó để phục hồi.

“Gặp gỡ bạn bè, dành thời gian nghỉ ngơi và hoàn thành các mục tiêu cá nhân đều giúp bạn tái tạo năng lượng, chống lại kiệt sức. Đặc biệt duy trì thói quen ngủ đủ giấc”, bác sĩ Gisbert Tay nói.

Minh Phương (Theo CNBC, INC)

Bạn đang đọc bài SEO Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Average Rating: 5.0 stars (based on 72 ratings)

Bài đăng trước

Honda HR-V 2022 giá từ 826 triệu đồng

Bài mới hơn

Bất động sản nghỉ dưỡng: Làm sao để đầu tư không trở thành đầu cơ?

Ánh Hương

Ánh Hương

Bạn đang đọc bài viết Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi tại https://baomoi365.com - baomoi365.com.

Cùng Chuyên Mục

Mang phong cách khách sạn hạng sang vào nhà

Mang phong cách khách sạn hạng sang vào nhà

Những điều cần biết: cơn đau thắt ngực không ổn định

Những điều cần biết: cơn đau thắt ngực không ổn định

Nỗi khổ của phụ nữ bị quấy rối nơi công sở

Nỗi khổ của phụ nữ bị quấy rối nơi công sở

Phoi Canh Phan Khu The Beverly

The Beverly Grand Pard được phân khu như thế nào?

Màn ghép đôi trẻ em trên phố đi bộ gây bức xúc

Màn ghép đôi trẻ em trên phố đi bộ gây bức xúc

Chung cư lấy cảm hứng từ hẻm núi màu cam đất

Bài mới hơn
Bất động sản nghỉ dưỡng: Làm sao để đầu tư không trở thành đầu cơ?

Bất động sản nghỉ dưỡng: Làm sao để đầu tư không trở thành đầu cơ?

Tìm Nhanh

Xem Nhiều Trong Tuần

  • A6c9b4dc74057da53a71f699ebba8ae4

    Sự lớn mạnh của thai nhi theo tuần và mẹ phải quan tâm vài điều để sự hình thành và tăng trưởng của thai nhi tốt nhất?

    8 shares
    Share 3 Tweet 2
  • Dân làm công sở văn phòng xoay khó vì bữa trưa

    25 shares
    Share 10 Tweet 6
  • Cô dâu Ấn Độ muốn vùng lên

    7 shares
    Share 3 Tweet 2
  • 6 điều kỳ thú rất ít người biết về đất nước Uzbekistan xinh đẹp

    7 shares
    Share 3 Tweet 2
  • Doanh nghiệp bình ổn chịu sức ép thị trường

    7 shares
    Share 3 Tweet 2

Xu Hướng

Dielac Grow – Sữa tăng chiều cao cho bé chất lượng và hiệu quả

Dielac Grow – Sữa tăng chiều cao cho bé chất lượng và hiệu quả

Cách giúp phòng khách bớt nhàm chán

Cách giúp phòng khách bớt nhàm chán

TP.HCM chấn chỉnh kinh doanh bất động sản trái quy định

TP.HCM chấn chỉnh kinh doanh bất động sản trái quy định

Cách làm sữa chua cho bé 7 tháng tốt nhất mà bạn nên biết

Phương pháp làm sữa chua cho bé 7 tháng tốt nhất mà bạn nên biết

Cách làm phần khiếu nại trong đề tốt nghiệp Giáo dục công dân

Cách làm phần khiếu nại trong đề tốt nghiệp Giáo dục công dân

Báo Mới 365
[email protected] DMCA.com Protection Status
  • Quảng Cáo UAE

baomoi365.com

No Result
View All Result
  • Đời Sống
  • Giáo Dục
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Công Nghệ
  • Du Lịch
  • Sức Khỏe
  • Khác
    • Ảnh Đẹp
    • Lifestyles
    • Xe
    • Giải Trí
    • Tiêu Dùng

baomoi365.com

vi Vietnamese
zh-CN Chinese (Simplified)en Englishfr Frenchja Japaneseko Koreanro Romanianvi Vietnamese